Giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Các thông tin sau đây được tổng hợp, chọn lọc và dịch từ tập sách Các Giai Đoạn Phát Triển và Khuôn Khổ Giáo Dục Những Năm Đầu Đời của Bộ Giáo Dục Úc cùng với những thông tin trên trang chính thức của chính phủ dành cho cha mẹ Úc.
Khi quan sát trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi, sẽ thấy các đặc điểm sau:
Thể chất
- Đi, leo và chạy
- Đi hai đến ba bước mà không cần hỗ trợ, hai chân dang rộng và tay giơ cao để giữ thăng bằng
- Bò lên các bậc thang
- Nhảy theo nhạc
- Trèo lên trên ghế
- Đá và ném banh
- Tự ăn
- Bắt đầu chạy (đi vội vàng)
- Nắm bút chì hoặc bút màu trong tay viết nguệch ngoạc
- Lật các trang sách, hai hoặc ba trang cùng một lúc
- Lăn quả banh lớn, sử dụng cả hai bàn tay và hai cánh tay
- Ăn bằng ngón tay thành thục
- Bắt đầu đi bộ một mình lảo đảo, thường xuyên bị ngã
- Ngồi xổm để nhặt đồ vật
- Bò khi vội vàng
- Có thể uống từ cốc/ly
- Cố gắng dùng muỗng / nĩa
Xã hội
- Bắt đầu hợp tác khi chơi
- Có thể chơi bên cạnh những đứa trẻ đang đi chập chững, tự chơi nhưng dường như không tương tác (chơi song song)
- Tò mò và đầy năng lượng, nhưng phụ thuộc vào sự hiện diện của người lớn để thấy an tâm
Cảm xúc
- Có thể tỏ ra lo lắng khi tách khỏi những người quan trọng trong cuộc sống của bé
- Tìm kiếm sự an ủi khi buồn bã hoặc sợ hãi
- Biết được gợi ý từ cha mẹ hoặc người chăm sóc chính liên quan đến thái độ với người lạ
- Có thể mất kiểm soát khi mệt mỏi hoặc thất vọng
- Hỗ trợ người đang buồn bằng cách vỗ về, tạo ra tiếng động thông cảm hoặc cho các đồ vật gì đó
Tư duy
- Lặp lại các hành động dẫn đến kết quả thú vị / có thể dự đoán được, ví dụ: đập thìa/muỗng vào nồi/chảo
- Chỉ vào các đối tượng khi nghe tên của chúng
- Biết một số bộ phận trên cơ thể
- Chỉ vào các bộ phận trên cơ thể trong trò chơi
- Nhận ra bản thân trong hình hoặc gương
- Bắt chước những hoạt động trong gia đình, ví dụ: tắm em bé, quét sàn
- Có thể báo hiệu khi bé đi vệ sinh xong
- Dành nhiều thời gian để khám phá và điều khiển đồ vật, đưa vào miệng, lắc và đập chúng
- Xếp lên và xô đổ các vật thể
- Chọn trò chơi và đẩy chúng ra xa
- Tự gọi mình bằng tên, sử dụng “con”, “của con”, “con tự làm”
- Sẽ tìm kiếm đồ chơi bị giấu
Ngôn ngữ
- Hiểu và làm theo các câu hỏi hoặc yêu cầu đơn giản
- Nói được tên
- Nói được nhiều từ (chủ yếu là những từ chỉ tên gọi)
- Bắt đầu sử dụng những câu có một đến hai từ, ví dụ "muốn sữa"
- Bắt chước lẫn nhau với một bé cùng tuổi, sẽ bắt chước các hành động khác của nhau
- Thích các vần điệu và các bài hát
Cần tìm đến lời khuyên của bác sĩ nếu bé có các biểu hiện sau:
- Không sử dụng từ hoặc hành động để giao tiếp như vẫy tay hoặc vươn tay ra để được bế
- Không muốn di chuyển
- Không phản ứng với người khác
- Không tìm kiếm sự quan tâm của những người thân quen
Cách khuyến khích bé học hỏi và phát triển
- Khuyến khích bé hỏi và đối mặt với những thách thức mới, ví dụ: Đi xuống cầu thang đúng cách – cùng giải quyết vấn đền với bé
- Giúp bé thử nghiệm những điều diễn ra hàng ngày, ví dụ: chỉ ra và giải thích tại sao một số thứ nổi trong bồn tắm còn những thứ khác thì chìm
- Làm các thí nghiệm đơn giản cùng nhau như làm bột nặn, thổi bong bóng xà phòng và quan sát côn trùng
- Nói chuyện với bé về công nghệ và các vật chúng ta sử dụng hàng ngày và công dụng của chúng trong cuộc sống thế nào, ví dụ: ly/cốc, bút chì, tivi và máy tính
- Cùng nhau khám phá ngoài trời và trò chuyện về cách mọi thứ thay đổi trong ngày hoặc suốt năm, ví dụ: thời tiết hoặc các mùa
- Tách từng phần của đồ vật ra và gắn chúng lại với nhau (ví dụ: một món đồ chơi) và thảo luận về vai trò của từng phần
---------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn tham khảo
https://www.startingblocks.gov.au/your-childs-development/1-to-2-years
Photo by Pixabay: https://www.pexels.com/photo/architecture-baby-cabinet-chair-276690/